Huyền Thoại Phương Nam - Tập 1: Phim kiếm hiệp của gamer Việt

Mới đây, Kaito Nguyễn - Một game thủ yêu thích và truyện kiếm hiệp đã cho ra mắt tập đầu tiên của phim ngắn ". Một bộ phim kiếm hiệp được xây dựng bằng hình ảnh trong tựa game online Cửu Âm Chân Kinh hiện đang được phát hành tại nước ta.
Huyền Thoại Phương Nam - Tập 1: Phim kiếm hiệp của gamer Việt 1


Huyền Thoại Phương Nam - Tập 1.
Một số hình ảnh trong phim:
Huyền Thoại Phương Nam - Tập 1: Phim kiếm hiệp của gamer Việt 2
Huyền Thoại Phương Nam - Tập 1: Phim kiếm hiệp của gamer Việt 3
Huyền Thoại Phương Nam - Tập 1: Phim kiếm hiệp của gamer Việt 4
Huyền Thoại Phương Nam - Tập 1: Phim kiếm hiệp của gamer Việt 5
Huyền Thoại Phương Nam - Tập 1: Phim kiếm hiệp của gamer Việt 6
Bối cảnh phim:

Huyền Thoại Phương Nam xoay xung quanh bối cảnh trước và trong chiến tranh Tống - Việt (1075-1077), được hư cấu hơn 90% và chỉ giữ lại những nét chính nổi bật nhất.

Thời gian này, Bắc Tống đang đứng trước tình hình vô cùng khó khăn trước sự uy hiếp của Liêu và Tây Hạ, chủ trương tiến đánh các nước phía nam để giải tỏa các căng thẳng trở thành một chiến lược của nhà Tống.

Ở phương Nam, nước Đại Việt trải qua 3 triều vua Lý Thái Tổ, Lý Thái Tông và Lý Thánh Tông, phát triển ổn định, khá vững mạnh. Năm 1072, vua Lý Thánh Tông qua đời, thái tử Càn Đức mới 7 tuổi lên thay, tức là vua Lý Nhân Tông. Thái phi Ỷ Lan làm nhiếp chính, được sự phò tá của các đại thần Lý Thường Kiệt, Lý Đạo Thành nên tình hình quốc gia vẫn khá ổn định.

Võ học phương Bắc đã được du nhập vào phương Nam từ rất lâu, hào kiệt phương Nam cứ thế sáng tạo nên những tinh hoa cho riêng mình.

Phương Bắc có Cái Bang, Hoa Sơn, Tiêu Dao, Tinh Túc, Thiên Sơn.... nổi tiếng nhất vẫn là Thiếu Lâm vang danh thiên hạ. Phương Nam có Khai Môn Tự, Cấm Vệ Quân, Lãng Nhân Bang, Tử Y Lâu...

Trận chiến diễn khốc liệt hơn bao trận chiến đã từng diễn ra. Lần này, với sự tham gia của rất nhiều cao thủ giang hồ, Tống hừng hực khí thế - Việt mạnh mẽ đáp trả. Hai bên đã quyết định dốc toàn lực cho trận đánh cuối cùng trên sông Như Nguyệt, bằng đồng sức đồng lòng giữa toàn quân và toàn dân, Đại Việt đã biến bài thơ Nam Quốc Sơn Hà trở thành một vũ khí vô cùng mạnh mẽ để lấn át đẩy lùi quân Tống.